Welcome to Taekwondo forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Taekwondo-Túc quyền đạo-Đài quyền đạo

Go down

Taekwondo-Túc quyền đạo-Đài quyền đạo Empty Taekwondo-Túc quyền đạo-Đài quyền đạo

Bài gửi  Taekwondo Panda Thu Oct 30, 2008 10:19 pm


Màn đấu Taekwondo
Taekwondo Panda
Taekwondo Panda

Tổng số bài gửi : 8
Join date : 16/10/2008
Age : 28
Đến từ : Nhà TDTT quận 4

http://www.fankennyho.blog.sohu.com/

Về Đầu Trang Go down

Taekwondo-Túc quyền đạo-Đài quyền đạo Empty Re: Taekwondo-Túc quyền đạo-Đài quyền đạo

Bài gửi  hoangyen Fri Dec 12, 2008 9:00 pm


hoangyen
Khách viếng thăm


Về Đầu Trang Go down

Taekwondo-Túc quyền đạo-Đài quyền đạo Empty Re: Taekwondo-Túc quyền đạo-Đài quyền đạo

Bài gửi  Taekwondo Panda Fri Dec 26, 2008 10:28 pm

ảnh bạn Yến post chả thấy khỉ ji cả >"<
bi giờ FS post cái này cho pà kon đọc nhé :
Taekwondo, Tae Kwon Do, Taekwon-Do, hay Đài Quyền Đạo theo âm Hán-Việt (trước kia thường được phiên âm không hoàn toàn chính xác là Thái Cực Đạo), là môn thể thao quốc gia của Triều Tiên và là loại hình võ đạo (mudo) thường được tập luyện nhất của các nước này. Nó cũng là một trong các môn thể thao phổ biến nhất trên thế giới. Trong tiếng Triều Tiên, Tae có nghĩa là "đá bằng chân"; Kwon nghĩa là "đấm bằng tay"; và Do có nghĩa là "con đường" hay "nghệ thuật." Vì vậy, Taekwondo có nghĩa là "cách thức hay nghệ thuật đấu võ bằng tay và chân."

chân."
Lịch sử

Võ thuật ở Hàn Quốc có lịch sử lâu đời bắt đầu từ thời cổ đại. Taekwondo môn võ thuật của Hàn Quốc có thể truy nguyên thấy bắt nguồn từ triều đại Hoguryo năm 37 trước công nguyên. Những bức tranh vẽ trên tường cảnh những người đàn ông đang tập luyện Taekwondo được tìm thấy nơi tàn tích của mồ mả hoàng gia Muyongchong và Kakchu-chong xây cất trong khoảng từ năm thứ 3 đến năm 427 sau công nguyên.

Trên trần của Muyong-chong có bức tranh miêu tả cảnh 2 người đàn ông đối diện nhau trong một tư thế tập luyện Taekwondo. Khởi đầu, môn võ thuật này có tên là Subakhi.

Taekwondo cũng được tập luyện suốt triều đại Silla một vương quốc được thành lập ở đông nam Korea vào khoảng 20 năm trước triều đại Koguryo ở phía bắc. Tại Kyongju, kinh đô trước đây của Silla, hình 2 vị Kim Cang trừ ma diệt quỷ bảo vệ phật giáo trong tư thế tấn Taekwondo được khắc trên bức tường trong hang động Sokkuram ở đền Pulkuk-sa.

Con cháu của giới quý tộc ở Silla đã được tuyển tập trung thành nhóm được gọi là Hwarangdo một tổ chức quân đội, giáo dục và xã hội. Trong thời gian này tổ chức Hwarangdo đã có ảnh hưởng rất lớn và làm phong phú thêm cho nền văn hoá và võ thuật Korea.

Nhiều tài liệu cho thấy tổ chức này không chỉ xem việc tập luyện Taekwondo như là phần thiết yếu trong huấn luyện quân đội và tăng cường thể chất mà còn phát triển Taekwondo như là một hoạt động giải trí. Các khám phá nghệ thuật cổ như các bức tranh trên tường ở những ngôi mộ của triều đại Kyoguryo, các hình ảnh khắc trên đá ở những đền, chùa được xây dựng trong khoảng thời gian của triều đại Silla và nhiều tài liệu cho thấy các thế tấn, kỹ thuật và hình dáng rất giống với các thế tấn và hình dáng của Taekwondo ngày nay.

Trong lịch sử của Triều Tiên (918-1392), Taekwondo, lúc bấy giờ được gọi là Subakhi, được tập luyện không chỉ được xem như là một kỹ năng để tăng cường sức khoẻ mà nó còn được khuyến khích tập luyện như một một võ thuật có giá trị cao.

Có ít nhất là hai tài liệu được ghi chép trong thời gian đó cho thấy rằng Subakhi đã trở nên rất phổ biến đến nỗi nó được đem biểu diễn cho hoàng đế xem. Điều này có nghĩa là Subakhi đã được tập luyện như một môn thể thao có tổ chức cho khán giả xem và các chuyên gia cho rằng vào thời gian đó người Hàn Quốc rất thích khía cạnh thi đấu của võ thuật.

Thời gian của triều đại Chosun có một quyển sách phát hành về dạy Taekwondo như một môn võ thuật. Nó đã trở thành phổ biến hơn với công chúng, ngược lại với triều đại Koryo trước đây, Taekwondo chỉ độc quyền cho quân đội. Một tài liệu lịch sử viết người dân của tỉnh Chungchong và Cholla đã tụ tập ở một làng tổ chức thi đấu Subakhi.

Tài liệu này cho thấy Subakhi đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động thể thao quần chúng.

Hơn thế nữa, dân chúng muốn tham gia vào quân đội của hoàng gia rất háo hức tập luyện Subakhi bởi vì nó là môn kiểm tra chính trong chương trình tuyển chọn.

Đặc biệt, Vua Chonjo ( 1777-1800) phát hành một bộ sách giáo khoa về phong tục và tập quán Hàn Quốc có tựa đề là Chaemulbo, trong đó nói rằng Subakhi được gọi là “Taekkyon”, tên trước khi được gọi là Taekwondo.

Các chuyên gia cho rằng vấn đề quan trọng ở đây không chỉ là tên được thay đổi mà cả kỹ thuật cũng thay đổi một cách đột ngột. Trong giai đoạn lịch sử Subakhi trước đó, kỹ thuật tay được nhấn mạnh. Các tài liệu lịch sử có liên quan đến Taekkyon được xuất bản vào khoảng cuối thế kỷ 19 ghi lại rằng nó là một nghệ thuật được đặt phần lớn trên các kỹ thuật chân. Lúc bấy giờ, Taekkyon thật sự là một môn thi đấu có hệ thống tập trung vào kỹ thuật chân và chiến thuật.

Vì vậy thật là rõ ràng trong suốt thời gian triều đại Chonsun, Subakhi đã trở thành một môn thể thao quốc gia quan trọng và thu hút sự chú ý của cả hoàng gia lẫn công chúng.

Vào cuối triều đại Chonsun, Subakhi bắt đầu suy tàn vì sự bỏ mặc của hoàng gia cũng như sự ăn sâu của đạo Khổng đề cao giá trị văn chương. Subakhi chỉ tồn tại như một hoạt động giải trí của người dân thường.

Vào cuối thế kỷ 19, quân đội Hàn Quốc suy yếu, người Nhật đô hộ đất nước. Sự áp bức của đế quốc Nhật đối với dân Hàn Quốc rất hà khắc và việc tập luyện võ thuật được xem nguồn gốc của sự nổi loạn bị cấm đoán.

Tuy nhiên, các tổ chức kháng Nhật sử dụng Taekwondo như một phương pháp huấn luyện tinh thần và thể chất.

Sau giải phóng vào 15/8/1945, những người có nguyện vọng khôi phục lại môn võ thuật cổ truyền Taekwondo bắt đầu dạy trở lại.

Cuối cùng vào tháng 9/1961, Hội Taekwondo Hàn Quốc được thành lập. Tháng 10/ 1963, Taekwondo đã trở thành môn thi đấu chính thức lần đầu tiên tại Đại hội Thể Thao Quốc Gia. Vào những 1960, huấn luyện viên Hàn quốc bắt đầu ra nước ngoài phổ biến Taekwondo. Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của môn võ này.

Taekwondo được xem như môn thể thao thế giới tại Giải Vô địch Thế giới lần 1 được tổ chức tại Seoul 1973 với 19 quốc gia tham dự.

Tại cuộc họp ở Seoul được tổ chức bên lề của giải Vô địch Taekwondo Thế giới lần 1, đại diện của các quốc gia tham dự đã thành lập Liên đoàn TKD Thế giới. Từ đó, giải Vô địch Taekwondo Thế giới được tổ chức 2 năm một lần.

Hiện nay Liên đoàn Taekwondo Thế giới có 166 quốc gia thành viên toàn thế giới, với khoảng 50.000.0000 người tập luyện. IOC đã công nhận Taekwondo là môn thể thao quốc tế tại đại hội lần thứ 83 năm 1980, Taekwondo được công nhận là môn thi đấu giành huy chương tại Thế vận hội Olympic Sydney 2000 và 2004.

Về tên gọi của Taekwondo ở Việt Nam, do được truyền bá bởi quân đội Nam Triều Tiên nên thời gian đầu môn võ này được gọi là Võ Đại Hàn, sau đó được gọi là Túc quyền đạo, Thái cực đạo (tên gọi này được cho là xuất phát từ lá cờ mang hình âm dương thái cực của Hàn Quốc).

Hệ thống bài quyền

Liên đoàn Taekwondo quốc tế (International Taekwondo Federation, ITF)

Liên đoàn Taekwondo quốc tế, còn gọi là trường phái Chang Hong theo biệt hiệu của tổ sư sáng lập Choi Hong Hi, hiện chủ yếu phát triển ở Bắc Triều Tiên. Trường phái này gồm 20 bài quyền (Hyong) từ sơ cấp đến cao cấp lần lượt như sau:

1. Chonji, 2. Tan-gun, 3. To-san, 4. Won-hyo, 5. Yul-Kok, 6. Chung-gun, 7. Toi-gye, 8. Hwa-rang; 9. Chung-mu; 10. Kwang-gae; 11. Po-un; 12. Kae-baek; 13. Yu sin; 14. Chung-jang; 15. Ul-chi; 16. Sam-il; 17. Ko-dang; 18. Choi-yong; 19. Se-jong; 20. Tong-il.

Liên đoàn Taekwondo thế giới (World Taekwondo Federation, WTF) Hệ thống quyền của Liên đoàn Taekwondo thế giới gồm 25 bài, trong đó có 8 bài Taegeuk (Thái Cực) và 8 bài Palgwe (Bát quái):

1. Taegeuk 1 Jang (Càn), 2. Taegeuk 2 Jang (Đoài), 3. Taegeuk 3 Jang (Ly), 4. Taegeuk 4 Jang (Chấn), 5. Taegeuk 5 Jang (Tốn), 6. Taegeuk 6 Jang (Khảm), 7. Taegeuk 7 Jang (Cấn), 8. Taegeuk 8 Jang (Khôn), 9. Koryo (Triều Tiên quyền), 10. Keumgang (Kim Cương quyền), 11. Taebaek, 12. Pyongwon (Điền Thổ quyền), 13 Sipjin (Thập Tự quyền), 14.Jitae (Địa quyền), 15. Cheonkwon (Thiên quyền), 16. Hanshoo (Thủy quyền), 17. Ilyo (Vạn tự quyền), 18. Palgwe 1 (Bát quái), 19. Palgwe 2, 20. Palgwe 3, 21. Palgwe 4, 22. Palgwe 5, 23. Palgwe 6, 24. Palgwe 7, 25. Palgwe 8.
Taekwondo Panda
Taekwondo Panda

Tổng số bài gửi : 8
Join date : 16/10/2008
Age : 28
Đến từ : Nhà TDTT quận 4

http://www.fankennyho.blog.sohu.com/

Về Đầu Trang Go down

Taekwondo-Túc quyền đạo-Đài quyền đạo Empty Re: Taekwondo-Túc quyền đạo-Đài quyền đạo

Bài gửi  Taekwondo Panda Wed Dec 31, 2008 9:45 am

Đặc điểm
Trong nỗ lực thoát khỏi ảnh hưởng từ Karatedo của các bậc thầy sáng lập môn phái Taekwondo hiện đại, và để phù hợp hơn với đặc tính của môn thể thao Taekyon truyền thống, Taekwondo chú trọng đặc biệt vào những đòn chân (chokki, cước pháp) và nhấn mạnh tính chất thể thao của bộ môn. Trong khi có một số nét tương tự Kungfu của Trung Quốc và các môn võ Triều Tiên khác như Hapkido, Tangsudo, Taekwondo có chiều hướng sử dụng bàn chân và cẳng chân qua những cú đá đầy uy lực. Các võ sư Taekwondo chuyên nghiệp đã làm cả thế giới ngạc nhiên với những kỹ năng nhào lộn phá tan những tấm gỗ đặt cách mặt đất 10 feet hay tấn công liên hoàn nhiều mục tiêu trên không.

Tuy nhiên, thực tế Taekwondo có một số lượng đòn tay (sugi) khá lớn, nếu xem xét các bài quyền và chương trình luyện tập, người tập dễ nhận thấy số lượng đòn tay của Taekwondo nhiều gấp ba lần các đòn tấn công hoặc phòng ngự bằng chân. Với số lượng đòn tay phong phú như vậy, không hề thua sút môn Quyền Anh nếu môn sinh không sao nhãng luyện tập. Dầu vậy, trong huấn luyện và thi đấu với tư cách một môn thể thao hơn là một môn võ có giá trị tự vệ, Taekwondo đặt nặng vào vai trò của các đòn chân, nên đòn tay của môn phái không tránh khỏi sự mai một và ít được trau truốt, tinh lọc để đạt được tính hiệu quả.


Hệ thống thứ bậc, đai
Trường phái Taekwondo ITF có 18 bậc tiến gọi là 18 đẳng, cấp (nói đúng ra là từ cấp rồi mới tới đẳng), khởi đầu môn sinh mang cấp 10, sau mỗi 3 tháng, hoặc 6 tháng lại thi lên một cấp. Sau khi mang đai đen thì khoảng 2 năm lại thi lên đẳng một lần. Hệ phái Taekwondo WTF có 5 trình độ (gọi là một "gup") với 5 cấp đai ("dan") từ trắng, vàng, xanh , đỏ vào cao nhất là đai đen (huyền đai). Võ sinh mới vào luyện bắt đầu ở cấp 10 (đai trắng) và tăng dần trình độ xuống cấp 1 (đai đỏ). Tại nhiều trường, võ sinh sau khi luyện tới trình độ trung bình gọi là cho dan bo (chuẩn huyền đai) hay dan bo, tức là "võ sinh đai đen". Sau một vài lần vượt qua các kì thi nwu, võ sinh thi bài thi một đẳng, sau đó đạt đẳng 1 (nhất đẳng huyền đai).

Mức dan tăng dần tới tối đa là 9 dan {ITF} hay 10 dan (Kukkiwon), thường cửu đẳng và thập đẳng là cấp của trưởng môn, còn các võ sư thường không đạt được. Hệ Kukkiwon không cho phép võ sinh dưới 15 tuổi đạt các dan. Thay vì vậy các võ sinh đạt đẳng poom, hay "võ sinh đai đen ít tuổi". Võ sinh chưa đến tuỏi trưởng thành có thể đạt 4 poom, và tất cả các đẳng poom đều chuyển thành đẳng dan khi võ sinh tới đủ tuổi và qua kì thi lên cấp tiếp theo.

Cách tuyển chọn trong Taekwondo chủ yếu dựa vào các kỹ thuật và lý thuyết. Các bài trình diễn kỹ thuật gồm các cú đấm và cú đá, cũng có thể bao gồm cả thế tấn và phương pháp thở. Phần lý thuyết phải trình bày bằng lời các thuật ngữ trong tiếng Hàn, các thông tin quan trọng (chẳng hạn các điểm sinh tử và các luật quan trọng) và một sự hiểu biết chung về taekwondo.


Hệ thống bài quyền

Liên đoàn Taekwondo quốc tế
Liên đoàn Taekwondo quốc tế (International Taekwondo Federation, ITF), còn gọi là trường phái Chang Hong (Ngôi nhà xanh) theo biệt hiệu của tổ sư sáng lập Choi Hong Hi (thập đẳng huyền đai), hiện chủ yếu phát triển ở Bắc Triều Tiên. Ngoại trừ hai bài sơ đẳng cho các môn sinh nhập môn có tên Sa-ju jireugi (Tứ trụ đấm), và Sa-ju makgi (Tứ trụ đỡ), trường phái này gồm 20 bài quyền (Hyong) từ sơ cấp đến cao cấp, với sự phong phú đặc biệt về kỹ thuật đòn thế ít nhiều đặc sắc hơn hệ phái WTF.

Các bài quyền ITF
Thứ tự Tên tiếng Hàn Tên tiếng Việt Đặc điểm
1 Chon-ji hyong Thiên địa quyền Theo quan niệm của triết học Phương Đông, thiên địa là gốc khởi thủy của con người và vũ trụ nên bài Chon-ji hyong được dành cho cấp mới nhập môn Taekwondo ITF. Bài bao gồm 19 động tác chia làm hai phần, phần trước chỉ trời (thiên), phần sau chỉ đất (địa), di chuyển trên đồ hình hình chữ thập (十) tượng trưng cho bốn phương.
2 Tan-gun hyong (tên riêng) Mang tên vị thánh tổ lập quốc của Triều Tiên từ năm 2334 trước Công nguyên, ngài Tan Gun. Bài có 21 động tác di chuyển trên đồ hình hình chữ công (工) nhằm ghi nhớ công lao của ông.
3 To-san hyong (tên riêng) To San là biệt hiệu nhà ái quốc Ahn Chang Ho (1876-1938), người đã hiến trọn đời làm cách mạng giáo dục và giành lại độc lập cho xứ sở. Bài gồm 24 động tác di chuyển trên đồ hình hình chữ công (工), có một vài động tác đi trên hướng chéo 45 độ tính từ điểm xuất phát.
4 Won-hyo hyong (tên riêng) Bài quyền đặt ra tưởng nhớ tên tuổi vị cao tăng Won Hyo đã có công du nhập và truyền bá Phật giáo thời Silla (686 TCN). Bài quyền có 28 động tác, di chuyển trên đồ hình chữ sĩ (士).
5 Yul-kok hyong (tên riêng) Triết gia Yi I (Lý Y, (1536-1584) là nhân tài được tôn là Khổng phu tử Triều Tiên có biệt hiệu là Yul Kok. Bài quyền gồm 38 động tác nhằm chỉ vĩ tuyến 38 nơi ông sinh thành. Lược đồ hình chữ sĩ (士) biểu thị tầng lớp trí thức, đại ý nhằm nói lên cuộc đời và sự nghiệp của ông.
6 Chung-gun hyong (tên riêng) Chung Gun là tên nhà ái quốc An Chung Gun đã ám sát vị toàn quyền Nhật Bản tên là Hiro Bumiito, vị quan bảo hộ chủ xướng việc đồng hóa Triều-Nhật trong thời gian Triều Tiên bị Nhật Bản xâm lăng, đô hộ. Bài gồm 32 động tác chỉ số tuổi của ông khi ông bị xử tử vào năm 1910 tại nhà tù. Đồ hình của bài hình chữ công (工) nhằm ghi nhớ công lao của ông.
7 Toi-gye hyong (tên riêng) Y Hwang sinh tại vĩ tuyến 37 thuộc Triều Tiên, là danh tài đã từng chủ trương thuyết tân Khổng học tại bản quốc vào thế kỷ 16, được người đời ca ngợi dưới bút hiệu Toi Gye. Bài quyền đặt ra tưởng niệm ông với đồ hình chữ sĩ (士) và 37 động tác chỉ vĩ tuyến 37 nơi ông sinh thành.
8 Hwa-rang hyong (tên riêng) Hwarang là tên đoàn hiệp sĩ thanh niên dẫn đầu cuộc chiến đấu nhằm thống nhất Triều Tiên dưới triều đại Silla cách đây khoảng 14 thế kỷ. Toàn bài gồm 29 động tác di chuyển trên đồ hình hình chữ T (丁).
9 Chung-mu hyong (tên riêng) Chung Mu là tên hiệu của một thủy sư đô đốc vào triều đại Lý (Yi, 1592) tên là Yi Xun Sin. Bài quyền gồm 30 động tác di chuyển trên đồ hình hình chữ công (工), kết thúc bằng cú đấm tay trái tượng trưng cho sự lìa đời quá sớm của một nhân tài.
10 Kwang-gae hyong (tên riêng) Là tên vua Kwang Gae (To-wang), vị vua triều đại Koguryo bách chiến bách thắng đã thu hồi được các miền lãnh thổ bị mất bao gồm phần lớn miền Manchuria. Biểu đồ hình chữ thổ (土) biểu thị sự phục hưng và mở mang lãnh thổ. 39 năm trị vì của vua tượng trưng bằng 39 động tác trong bài quyền. Đây cũng là bài quyền được coi là khởi đầu của các bài quyền hệ cao đẳng (huyền đai)
11 Po-un hyong (tên riêng) Là biệt hiệu của vị trung thần Chong Mong Chu (1400), một nhà thơ nổi tiếng mà những câu thơ sau được dân Triều Tiên thuộc lòng: “Tôi quyết không làm tôi cho vị vua thứ hai nào dù phải chịu khổ hình một trăm lần”. Ông cũng là người tiên phong trong lĩnh vực vật lý học. Bài quyền gồm 36 động tác, di chuyển trên đồ hình hình chữ nhất (一) tượng trưng cho sự chính trực, trung thành tuyệt đối đối với vua và nước của Po-un.
12 Kae-baek hyong (tên riêng) Kae-baek là tên vị tướng dưới triều đại Paekchae (660). Bài gồm 44 động tác, di chuyển trên biểu đồ chữ thập (十) với các đường chéo biểu thị những chiến công hiển hách trong các cuộc nam chinh bắc phạt của tướng quân, và nhấn mạnh những chiêu thức trên đường sổ thẳng dài hơn ở giữa tượng trưng cho kỷ luật sắt của quân đội.
13 Yu-sin hyong (tên riêng) Đại tướng Kim Yu Sin dưới triều đại Silla là người có công lớn trong việc thống nhất lãnh thổ ba tiểu quốc Paechae, Koguryo, Silla. Bài quyền có 68 động tác biểu hiện năm 668 là năm thống nhất lãnh thổ. Đồ hình hình chữ công (工) nhấn mạnh công lao hãn mã của đại tướng.
14 Chung-jang hyong (tên riêng) Chung-jang là tên của đại tướng Kim Dok Ryong dưới triều đại Yi cách đây khoảng 400 năm. Bài quyền có 52 động tác di chuyển trên đồ hình chữ T ngược 丄, chấm dứt với bàn tay trái tấn công biểu thị cái chết của ông trong tù.
15 Ul-chi hyong (tên riêng) Là tên của đại tướng Ul Ji Mon Dok ở triều đại Kogurio vào thế kỷ 7. Bài quyền có 42 động tác, di chuyển trên biểu đồ chữ Z là ký hiệu dòng họ của ông
16 Sam-il hyong 3-1 Có nghĩa là ngày đầu tháng 3, đó là ngày lịch sử của phong trào phát động giành độc lập năm 1919 tại Triều Tiên. 33 động tác của bài tiêu biểu cho 33 nhà ái quốc đã thảo kế hoạch cho phong trào giành độc lập. Đồ hình của bài hình chữ thập (十) với nét sổ dài hơn, biểu thị sự đoàn kết cùng hướng về một mục đích cao cả.
17 Ko-dang hyong (tên riêng) Là bút hiệu của nhà ái quốc Cho Man Sik, người đã cống hiến đời mình cho phong trào giành độc lập và nền giáo dục Triều Tiên. Bài quyền di chuyển trên đồ hình hình chữ T (丁) với 39 động tác, ghi nhớ vĩ tuyến số 39 là nơi ông sinh thành.
18 Choi-yong hyong (tên riêng) Đại tướng Choi Yong, tổng tư lệnh quân đội cuối triều đại Koryo thế kỷ thứ 14, mặc dù bị thuộc cấp là tướng Yi Song Gye (sau này trở thành vua đầu tiên của triều đại Yi) phản bội, ông vẫn được quần chúng kính trọng vì sự trung thành và lòng ái quốc. Bài quyền có 45 động tác di chuyển trên đồ hình hình chữ thập (十) tượng trưng cho chí nam nhi tung hoành.
19 Se-jong hyong (tên riêng) Se Jong là tên của vị hoàng đế kiệt xuất đã phát minh ra hệ thống chữ cái biểu âm tiếng Triều Tiên vào năm 1443. Biểu đồ chữ Vương (王) tượng trưng cho vương quyền và 24 động tác tương ứng với số lượng chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Triều Tiên.
20 Tong-il hyong Thống nhất quyền Bài quyền gồm 56 động tác trên biểu đồ là một nét sổ thẳng đứng (l) tượng trưng cho sự hợp nhất của một dân tộc (đồng chủng) cũng biểu thị cho sự phát triển kỹ pháp đến mức toàn diện của người tập Taekwondo. Đây là bài quyền cuối cùng của trường phái Chang Hong do tổ sư Choi Hong Hi sáng lập.


Liên đoàn Taekwondo thế giới
Hệ thống quyền của Liên đoàn Taekwondo thế giới (World Taekwondo Federation, WTF) do Uh Hyon Kim sáng lập gồm 25 bài quyền (poomse). Ngoại trừ những bài quyền có tên riêng thuộc hệ thống các bài quyền cao đẳng, các bài sơ cấp và nhập môn bao gồm 8 bài Taegeuk (Thái cực) và 8 bài Palgwe (Bát quái).


Các bài Thái cực
Triết lý phương Đông lấy Thái cực làm nền tảng căn bản cho các chủ thuyết của mình, trong đó Tae (Thái) có nghĩa là to lớn, Cực (Geuk) là vô thủy vô cung. Thái cực không có hình thể, không có khởi đầu và kết thúc nhưng mọi tạo vật đều từ Thái cực mà sinh thành. Taekwondo WTF có 8 bài Thái cực, là các bài căn bản dựa trên cơ sở 8 quẻ Bát quái (Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn) khởi điểm từ quẻ Càn (trời) và kết thúc ở quẻ Khôn (đất) biểu thị tiến trình từ trời sinh đến đất dưỡng. Điểm quan trọng nhất khi luyện 8 bài Thái cực là sự điều chỉnh độ chính xác về tốc độ, hơi thở và động tác để tiến tới hoàn thiện cả tinh thần và thể chất cho người tập.
Taekwondo Panda
Taekwondo Panda

Tổng số bài gửi : 8
Join date : 16/10/2008
Age : 28
Đến từ : Nhà TDTT quận 4

http://www.fankennyho.blog.sohu.com/

Về Đầu Trang Go down

Taekwondo-Túc quyền đạo-Đài quyền đạo Empty Re: Taekwondo-Túc quyền đạo-Đài quyền đạo

Bài gửi  Taekwondo Panda Wed Dec 31, 2008 9:46 am

Các bài Bát quái
Mọi hiện tượng trong tự nhiên và xã hội đều được cổ học phương Đông dựa vào dịch lý thư với Bát quái là nội dung chính. 8 bài Bát quái của Taekwondo WTF giúp cho người tập hiểu rõ nguồn gốc và những nguyên lý căn bản của Taekwondo, vì nó bao gồm nhiều hình thức tương phản giữa phân ly và kết hợp, xung đột và hài hòa, tĩnh tại và phát sinh, sáng và tối v.v.

Các bài quyền WTF
Thứ tự Tên tiếng Hàn / Tên tiếng Việt Đặc điểm
1 Taegeuk 1 Jang (Taegeuk Keon)
Thái cực Càn cung quyền Dựa trên nguyên lý quẻ Càn (Keon, trời) tượng trưng cho trời và ánh sáng, nguồn gốc của sự sống, vì vậy Càn biểu hiện sự khởi đầu của tạo vật trên trái đất. Bài đi trên đồ hình quẻ Càn (☰), gồm 18 động tác, có những kỹ pháp căn bản cho môn sinh mới nhập môn như geotky (bước), seogi (tấn), momtong-baro-jireugi (kỹ thuật đấm nghịch), momtong-makki (đỡ trung đẳng từ ngoài vào trong).
2 Taegeuk 2 Jang (Taegeuk Tae)
Thái cực Đoài cung quyền Dựa trên nguyên lý của quẻ Đoài (☱, Tae, đầm, hồ nước) và bao gồm 18 động tác, bài diễn tả phong thái nhẹ nhàng nhưng chứa đựng nhiều quyền năng qua những kỹ thuật arae-makki (đỡ hạ đẳng), momtong-jireugi (đấm trung đẳng), apchagi (đá tống trước), eolgool-makki (đỡ thượng đẳng).
3 Taegeuk 3 Jang (Taegeuk Ri)
Thái cực Ly cung quyền Quẻ Ly (☲, Ri, lửa) biểu thị lửa, ánh sáng, sự ấp áp và hy vọng. Dựa trên hình tượng này, bài quyền 20 động tác này diễn tả phong thái nhanh nhẹn, linh hoạt và tinh tế qua những kỹ thuật Oreun-sonnal-anchigi (đỡ cạnh tay trung đẳng), đấm momtong-doobeon liên tiếp trung đẳng trái phải, và apchagi (đá tống trước).
4 Taegeuk 4 Jang (Taegeuk Jin)
Thái cực Chấn cung quyền Nguyên lý của quẻ Chấn (Jin, ☳,sấm chớp) được diễn tả qua bài quyền 20 động tác này bằng những kỹ thuật sắc nhọn, thể hiện uy lực mạnh mẽ, nhanh nhẹn như Sonnal-makki (đỡ cạnh tay), Jebipoom (chặt cạnh tay vào thái dương đối phương), Yeopchagi (đá tống ngang). Sấm chớp cũng là đối tượng của sự sợ hãi và rúng động, nên bài quyền giúp người tập luyện được sự trầm tĩnh và can đảm khi đối diện với nguy hiểm.
5 Taegeuk 5 Jang (Taegeuk Seon)
Thái cực Tốn cung quyền Bài dựa trên nguyên lý quẻ Tốn (☴, Seon, gió). Trong tự nhiên có nhiều loại gió từ nhẹ nhàng, dễ chịu đến khủng khiếp, tốc lực như bão tố. Bài quyền này thể hiện phong thái của gió khi tinh tế, khi uy lực qua 20 động tác, với những chiêu thức momtong-anmakki (đỡ vòng trung đẳng từ ngoài vào), mok-joomcok-naeryo-chigi (đánh búa vòng trung đẳng), Palkoop-momtong-pyojeok-chigi (đánh chỏ ngang).
6 Taegeuk 6 Jang (Taegeuk Gam)
Thái cực Khảm cung quyền Quẻ Khảm (☵, Gam, Thủy) biểu thị qua bài quyền 23 động tác này bằng những kỹ thuật xoay chuyển vị linh hoạt, kết hợp những đòn đỡ hansonnal-eolgool-bakat-makki (đỡ thượng đẳng bằng cạnh tay), dollyochagi (đá vòng cầu) v.v.
7 Taegeuk 7 Jang (Taegeuk Gan)
Thái cực Cấn cung quyền Áp dụng nguyên lý của Cấn (☶, Gan, Núi) biểu thị một sự ngưng lại, trầm tĩnh trên đỉnh cao. Bằng 25 chiêu thức, bài nhấn mạnh các kỹ thuật di chuyển nhanh kết hợp với những kỹ thuật tạo điểm dừng bước trong sự kiểm soát bằng beom-seogi (hổ tấn), eotgeoreo-arae-makki (đỡ chéo 2 tay hạ đẳng), đá tạt vào lòng bàn tay thật nhanh sau đó phối hợp với đòn đánh chỏ ngang khi trụ vững trung bình tấn.
8 Taegeuk 8 Jang (Taegeuk Gon)
Thái cực Khôn cung quyền Quẻ Khôn (☷, Gon, đất) tượng trưng cho đất, là nguồn sống của vạn vật và cũng là nơi vạn vật nảy nở trong sự phát triển vô tận. Đây là bài quyền cuối cùng của hệ thống 8 bài căn bản trong các “cấp”, chuẩn bị cho môn sinh Taekwondo thi lên “đẳng”, phản ánh sự hoàn thành bước đầu để phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Bài cũng biểu thị những nguyên lý về sự sinh trưởng của đất đai qua 24 chiêu thức, với những kỹ thuật như oesanteul-makki (đỡ đồng thời hai tay hạ đẳng và thượng đẳng), doobaldangsang-apchagi (đá bay tống trước) kết hợp những động tác nhanh mạnh và động tác diễn đạt thật chậm.
9 Koryo
Triều Tiên quyền Là tên triều đại cổ (918-1392) sau công nguyên ở Triều Tiên, khởi nguồn của tên gọi Korea hiện đại. Đây là triều đại nổi tiếng với nghệ thuật đồ gốm và những cuộc chiến oanh liệt chống quân Nguyên Mông. 30 động tác của bài đi trên đồ hình hình chữ Sĩ (士) nhấn mạnh nỗ lực rèn luyện, sự thông minh chuyên cần, tinh thần không chịu khuất phục trước mọi trở ngại trong tiến trình lịch sử của nhân dân Triều Tiên.
10 Keumgang
Kim Cương quyền Đồ hình của bài đi theo hình chữ Sơn (山), biểu thị ngọn núi xinh đẹp mang tên Keumgang (Kim Cương) trên bán đảo Triều Tiên. Các chiêu thức trong bài kết hợp giữa đánh chậm mạnh và đánh nhanh, với haktari-seogi (hạc tấn) biểu thị trạng thái của thể xác và sự tĩnh tại của tinh thần, với sự phô trương đặc tính bền vững như kim cương và chắc chắn như núi đá. Bài có 27 động tác.
11 Taebaek
Thái Bạch quyền Bài quyền đặt ra theo tên gọi của núi Taebaek (Thái Bạch), ngày nay gọi là núi Baedoo, ngọn núi cao nhất tại bán đảo Triều Tiên. Bài đánh trên đồ hình hình chữ công (工), gồm 26 động tác.
12 Pyongwon
Điền Thổ quyền Đồ hình một vạch ngang của bài (一) tượng trưng cho mặt đất, đất đai (điền thổ). Bài gồm 25 động tác, với koa-seogi (tấn chéo) và haktari-seogi (hạc tấn) kết hợp với những chiêu thức nói lên tiềm năng và sức mạnh của đất, sự khắc phục khó khăn trong công việc đồng áng để có một mùa màng bội thu.
13 Sipjin
Thập Tự quyền Bài gồm 31 động tác di chuyển trên đồ hình hình chữ thập (十) viết theo Hán tự. “Thập” (số 10) biểu thị con số của sự toàn vẹn, nên bài được đánh giá là bài đầu tiên của trình độ võ sư Taekwondo.
14 Jitae
Địa quyền Bài đi trên đồ hình hình chữ T (丁) gồm 28 động tác, với những chiêu thức phác họa sự hài hòa của quyền lực tuyệt đối và sức mạnh cơ bắp, như là tinh thần của vũ trụ đối với sức mạnh của cuộc sống nơi trái đất.
15 Chonkwon
Thiên quyền Bài gồm 27 động tác đi trên đồ hình hình chữ T ngược (丄) mô tả lòng tin tưởng tuyệt đối vào thượng đế với những chiêu thức như chim đại bàng tung cánh hướng vào bầu trời cao vút. Niềm tin và sự tôn thờ đó biểu thị qua động tác số 23 nhảy bay 360 độ và đá tạt chân phải vào lòng bàn tay trái, và kỹ thuật số 26, 27 xòe hai tay mở trên đầu như đang ôm trọn cả vầng thái dương.
16 Hansu
Thủy quyền Bài gồm 27 động tác, đi trên đồ hình hình chữ thủy (水), với những kỹ thuật tấn công vừa nhu nhuyễn vừa cương mãnh áp dụng nguyên lý của nước, chủ yếu sử dụng mũi bàn tay và cạnh tay.
17 Ilyeo
Vạn tự quyền Bài gồm 25 động tác dùng đồ hình hình chữ Vạn (卍), biểu thị sự thống nhất của tinh thần và thể chất. Trạng thái thanh cao của cõi niết bàn cũng được biểu thị trong bài, phản ánh cái đích cuối cùng con người vươn tới để đạt được cuộc sống vĩnh hằng, vượt thoát khỏi mọi hệ lụy của cuộc đời và nỗi ám ảnh của thế gian.
18 Palgwe 1 Jang
Bát quái 1 Bài gồm 20 động tác di chuyển trên đồ thị hình chữ Công (工)
19 Palgwe 2 Jang
Bát quái 2 Bài gồm 20 động tác di chuyển trên đồ thị hình chữ Công (工)
20 Palgwe 3 Jang
Bát quái 3 Bài gồm 22 động tác di chuyển trên đồ thị hình chữ Công (工)
21 Palgwe 4 Jang
Bát quái 4 Bài gồm 22 động tác di chuyển trên đồ thị hình chữ Công (工)
22 Palgwe 5 Jang
Bát quái 5 Gồm 35 động tác, đồ hình hình chữ Sĩ (士)
23 Palgwe 6 Jang
Bát quái 6 Bài gồm 19 động tác di chuyển trên đồ thị hình chữ Công (工)
24 Palgwe 7 Jang
Bát quái 7 Bài có 23 động tác, đồ hình hình chữ T ngược (丄)
25 Palgwe 8 Jang
Bát quái 8 Bài có 35 động tác, đi trên đồ hình hình chữ Sĩ ngược (干), cùng với bài Palgwe 5 Jang là hai bài quyền dài nhất của hệ phái WTF.


Tham khảo
Taekwondo, đòn tay của bạn ở đâu?, in trên Sổ tay Võ thuật, số tháng 7 năm 2005.
Hồ Hoàng Khánh và Trần Khoan Lộc, 25 bài quyền W.T.F Taekwondo, 2 tập: Tập 1: kỹ thuật căn bản và 8 bài Taegeuk (thái cực); Tập 2: các bài quyền huyền đai, NXB trẻ, 1992.
Nhập môn Thái cực đạo, hệ phái I.T.F, gồm ba phần: Phần 1. lịch sử, chương trình tập luyện, tập điều hòa cơ thể; Phần 2. Các thế tấn chính và các đòn căn bản; Phần 3: 20 bài quyền trường phái Chang Hong. NXB Tổng hợp Sông Bé.
Taekwondo Panda
Taekwondo Panda

Tổng số bài gửi : 8
Join date : 16/10/2008
Age : 28
Đến từ : Nhà TDTT quận 4

http://www.fankennyho.blog.sohu.com/

Về Đầu Trang Go down

Taekwondo-Túc quyền đạo-Đài quyền đạo Empty Re: Taekwondo-Túc quyền đạo-Đài quyền đạo

Bài gửi  Taekwondo Panda Wed Dec 31, 2008 9:47 am

Hệ thống đai TKD mới nhất:
Cấp 8: Đai trắng
Cấp 7: Đai vàng
Cấp 6: Đai xanh
Cấp 5: Đai xanh 1 vạch
Cấp 4: Đai đỏ
Cấp 3: Đai đỏ 1 vạch
Cấp 2: Đai nâu
Cấp 1: Đai nâu 1 vạch
Cấp huyền đai: Đai đen/đỏ đen (nếu chưa đủ 18t thì đeo đỏ đen)
Huyền đai có 8 hay 9 Đẳng (kô rõ).
Ý Nghĩa của các màu đai:
*Trắng: Sự hồn nhiên, trong sáng, vô tội, như 1 hạt giống vừa đc gieo,chứng tỏ người này chưa có hiểu biết gì về TKD.
*Vàng: so sánh người đó như một hạt giống lần đầu thấy ánh nắng, người võ sinh lúc này đã hiểu đc căn bản.
*Xanh: Như một cái cây đã hướng đến trời xanh, người này đã qua đc phần cơ bản và tiến thẳng tới mục tiêu là đai đen.
*Đỏ: như một cái cây đang mọc bừa, Người này đã luyện đc các kĩ năng của TKD nhưng chưa biết điều khiển, màu đỏ chỉ sự nguy hiểm.
*Nâu: Như cái cây đã mọc rễ rất sâu, người này đã đạt trình độ rất cao.
*Đen: Trái ngược với đai trắng, người này đã đạt đc tinh túy của TKD
Taekwondo Panda
Taekwondo Panda

Tổng số bài gửi : 8
Join date : 16/10/2008
Age : 28
Đến từ : Nhà TDTT quận 4

http://www.fankennyho.blog.sohu.com/

Về Đầu Trang Go down

Taekwondo-Túc quyền đạo-Đài quyền đạo Empty Re: Taekwondo-Túc quyền đạo-Đài quyền đạo

Bài gửi  Taekwondo Panda Thu Jan 01, 2009 7:38 am

Đọc mỏi mắt chưa Smile . Xem tiếp nha
Quyền pháp trong Taekwondo
Taekwondo có 2 trường phái và có 2 tổ chức là ITF và WTF.
A. Quyền pháp ITF :
Bài quyền được gọi là Hyoung hay Tul là một chuỗi tập hợp những đòn thế căn bản được qui định sẵn để tập công thủ mà không cần đối thủ.
Tổ sư Choi Hong Hi (có biệt hiệu là Chang Hon) đã đặt ra hệ thống quyền pháp Chang Hon gồm 20 bài quyền, về sau có những trường phái khác như Soryong hay Sorim có 24 hay 28 bài quyền.
Các bài quyền được đặt tên và qui định động tác cùng ý nghĩa theo lịch sử danh nhân hay kì tích địa phương của Hàn Quốc.
<BLOCKQUOTE>
Đặc điểm quyền pháp của ITF :
- Vị trí khởi quyền cũng là vị trí kết thúc.
- Các thế võ được phân biệt rõ ràng, mạch lạc.
- Mỗi thế đánh phải hữu hiệu, phát huy lực đúng cách.
- Các bắp thịt co giãn thích nghi tùy theo từng động tác đòn thế.
- Bài quyền được giảng dạy từ thấp đến cao.
- Đầu, mặt, tay chân, cách vận động, hơi thở phải đồng bộ.
- Các động tác phải nhuần nhuyễn, không gượng ép, gò bó.

Những điều cần ghi nhớ :
- Các động tác tấn công hay phòng ngự đều phải diễn tập thật đúng kỹ thuật.
- Dứt động tác phải thở thật mạnh (dứt động tác mới được thở)
- Ghi nhớ ý nghĩa tên và số động tác của bài quyền.
- Sau khi dứt động tác cuối cùng phải hô lớn tên bài quyền thật mạnh, rõ ràng.
- Không được biểu diễn, phô trương quyền pháp ITF một cách bừa bãi.
- Bài quyền ITF được gọi bằng tên vì mỗi bài có ý nghĩa riêng, ko được gọi theo số thứ tự.</BLOCKQUOTE>

B. Quyền pháp WTF :
Quyền pháp WTF được gọi là Tân Thái Cực Đạo (New Taekwondo) gồm 25 bài quyền, bài quyền được gọi là Poomse.
Các bài quyền WTF được đặt trên nền tảng nguyên lí âm dương nhị khí, ngũ hành, bát quái của triết học Đông phương. Theo đó, Thái cực (Taegeuk) là nguồn gốc của sự sống. Thái cực sinh ra nhị khí là khí âm, khí dương. Âm dương kết hợp với nhau sinh ra tứ tượng tức 4 mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Tứ tượng kết hợp với ngũ hành, năm thể chất chính trong vũ trụ (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) sinh bát quái (Palgwe). Bát quái gồm 8 hướng hay 8 hiện tượng phát sinh trong trời đất. Gồm :
<BLOCKQUOTE>
- Khảm (Gam) chính Bắc, dương thủy, tượng trưng cho nước.
- Ly (Ri) chính Nam, dương hỏa, tượng trưng cho lửa.
- Chấn (Jin) chính Đông, âm mộc, tượng trưng cho sấm.
- Đoài (Tae) chính Tây, âm kim, tượng trưng cho ao đầm.
- Cấn (Gan) Đông Bắc, dương mộc, tượng trưng cho núi.
- Tốn (Seon) Đông Nam, âm hỏa, tượng trưng cho gió.
- Càn (Keon) Tây Bắc, dương thổ, tượng trưng cho trời.
- Khôn (Gon) Tây Nam, âm thổ, tượng trưng cho đất.</BLOCKQUOTE>
Hệ thống quyền pháp có 8 bài được đặt tên là Thái cực (Taegeuk) và 8 bài kế tiếp được đặt tên là Bát quái (Palgwe) là theo ý nghĩa trên. 9 bài tiếp theo có tên sau :
<BLOCKQUOTE>
- Cao Ly quyền (Koryo)
- Kim Cang quyền (Keumgang)
- Thái Bạch Thiên quyền (Taebaek)
- Điền thổ quyền (Pyeongwon)
- Thập tự quyền (Sipjin)
- Địa quyền (Jitae)
- Thiên quyền (Cheonkwon)
- Thủy quyền (Hansoo)
- Vạn tự quyền (Ilyeo)</BLOCKQUOTE>
Việt Nam thuộc hệ thống WTF nên theo quyền pháp WTF. Các bài quyền phân bố cho từng cấp, từng đẳng như sau :
Taekwondo Panda
Taekwondo Panda

Tổng số bài gửi : 8
Join date : 16/10/2008
Age : 28
Đến từ : Nhà TDTT quận 4

http://www.fankennyho.blog.sohu.com/

Về Đầu Trang Go down

Taekwondo-Túc quyền đạo-Đài quyền đạo Empty Re: Taekwondo-Túc quyền đạo-Đài quyền đạo

Bài gửi  Taekwondo Panda Thu Jan 01, 2009 7:38 am

Sơ cấp :

- Cấp 8, đai trắng, bài số 1 - Càn (Keon)

- Cấp 7, đai vàng, bài số 2 - Đoài (Tae)

- Cấp 6, đai xanh, bài số 3 - Ly (Ri)

- Cấp 5, đai xanh, bài số 4 - Chấn (Jin)

- Cấp 4, đai đỏ, bài số 5 - Tốn (Seon)

- Cấp 3, đai đỏ, bài số 6 - Khảm (Gam)

- Cấp 2, đai đỏ, bài số 7 - Cấn (Gan)

- Cấp 1, đai đỏ, bài số 8 - Khôn (Gon)

Cao cấp :

- Nhất đẳng, bài số 9 - Cao Ly quyền (Koryo)

- Nhị đẳng, bài số 10 - Kim Cang quyền (Keumgang)

- Tam đẳng, bài số 11, 12 - Thái Bạch Thiên quyền (Taebak) và Điền thổ quyền (Pyeongwon)

- Tứ đẳng, bài số 13, 14 - Thập tự quyền (Sipjin) và Địa quyền (Jitae)

- Ngũ đẳng, bài số 15 - Thiên quyền (Cheonkwon)

- Lục đẳng, bài số 16 - Thủy quyền (Hansoo)

- Thất đẳng, bài số 17 - Vạn tự quyền (Ilyeo)

8 bài bát quái còn lại chỉ để huấn luyện bổ sung cho môn sinh sơ cấp nhưng hiện nay ít được phổ biến và luyện tập, trong các kì thi lên cấp, lên đẳng, chỉ thi 17 bài này.


Việc thuộc và nhớ nằm lòng 10 bài quyền đối với mình thật khủng khiếp, phải thuộc kĩ, kẻo thầy kiểm tra bất chợt, mình phải biết nó là động tác thứ mấy, trong bài quyền nào để trả lời, nếu không sẽ bị phạt nặng, đai đen mà không nhớ quyền thì tội lớn lắm...hix...


Nhân đây mình xin mách nhỏ một mẹo để ôn quyền trong khi nhà bạn chật hẹp, không đủ không gian để đi quyền, đó là bạn hãy nhắm mắt lại, tĩnh tâm và tưởng tượng bài quyền mình muốn đi trong đầu. Một khi bạn đã làm được như vậy thì việc quên quyền đối với bạn là điều không thể. Mình hay làm điều này trước khi đi ngủ và rất hiệu quả. Chúc các bạn thành công !
Taekwondo Panda
Taekwondo Panda

Tổng số bài gửi : 8
Join date : 16/10/2008
Age : 28
Đến từ : Nhà TDTT quận 4

http://www.fankennyho.blog.sohu.com/

Về Đầu Trang Go down

Taekwondo-Túc quyền đạo-Đài quyền đạo Empty Re: Taekwondo-Túc quyền đạo-Đài quyền đạo

Bài gửi  Taekwondo Panda Thu Jan 01, 2009 7:39 am

Hình thức thi thăng cấp và thăng đẳng
Theo qui định hiện nay , đối với võ sinh sơ cấp, thời gian tập luyện (liên tục) giữa hai lần thi lên cấp ít nhất là 3 tháng. Hàng năm, cứ 3 tháng lại tổ chức 1 kì thi thăng cấp, một năm có 4 kì thi. Riêng võ sinh cấp 1, muốn thi lên đai đen 1 đẳng thì phải có thời gian tập luyện (liên tục) ít nhất là 6 tháng. Trong các kì thi, thí sinh nào có thành tích xuất sắc, được đặc cách thăng 2 cấp.

Nội dung thi :

Đối với đai trắng cấp 8 và đai vàng cấp 7 thì phần thi gồm có 3 phần :

Thứ 1 là căn bản (10 đòn đấm trung)

Thứ 2 là thi quyền

Thứ 3 là nhất thế đối luyện (gồm 3 đòn : đòn thứ 1 là đòn tay, đòn thứ 2 là đòn chân, đòn thứ 3 là đòn kết hợp cả tay và chân)

Đối với đai xanh cấp 6 cho đến đai đỏ cấp 2 thì phần thi gồm có 4 phần :

Thứ 1 là căn bản : 10 đòn đấm trung, 4 đòn chân là đá phía trước (Ap chagi); đá ngang (Yup Chagi); đá vòng cầu (Dollyo Chagi); đá tống sau (Twist Chagi)

Thứ 2 là thi quyền.

Thứ 3 là nhất thế đối luyện, gồm 4 đòn : đòn thứ 1 là đòn tay, đòn thứ 2 là đòn chân, đòn thứ 3 là đòn kết hợp cả tay và chân, đòn thứ 4 là đòn bay.

Thứ 4 là song đấu tự do, mỗi thí sinh mặc áo giáp, đội mũ và thi đấu luân phiên với nhau, đấu 3 hiệp, mỗi hiệp 1 phút và đánh theo luật Taekwondo.

Đối với võ sinh cao cấp, muốn thi lên đẳng thì phải tốn nhiều công khổ luyện hơn rất nhiều, mỗi năm có 2 kì thi đẳng, diễn ra vào tháng 6 và tháng 12. Cụ thể :

Từ đai đỏ cấp 1 muốn lên 1 đẳng thì phải có thời gian tập luyện liên tục ít nhất là 6 tháng.

1 đẳng lên 2 đẳng mất ít nhất là 1 năm tập luyện

2 đẳng lên 3 đẳng mất ít nhất là 2 năm tập luyện

3 đẳng lên 4 đẳng mất ít nhất là 3 năm tập luyện

4 đẳng lên 5 đẳng mất ít nhất là 4 năm tập luyện

5 đẳng lên 6 đẳng mất ít nhất là 5 năm tập luyện

6 đẳng lên 7 đẳng mất ít nhất là 6 năm tập luyện

Như vậy từ đai trắng muốn lên đai đen 1 đẳng thì phải mất 2 năm rưỡi, còn từ đai đen 1 đẳng muốn lên đai đen 7 đẳng thì phải mất 21 năm.

Nội dung thi gồm có 6 phần :

Thứ 1 là căn bản : 10 đòn đấm trung, 4 đòn chân là đá phía trước (Ap chagi); đá ngang (Yup Chagi); đá vòng cầu (Dollyo Chagi); đá tống sau (Twist Chagi)

Thứ 2 là thi quyền, bao gồm 1 bài quyền bắt buộc và 1 bài bắt thăm.

Thứ 3 là nhất thế đối luyện, gồm 5 đòn : đòn thứ 1 là đòn tay, đòn thứ 2 là đòn chân, đòn thứ 3 là đòn kết hợp cả tay và chân, đòn thứ 4 là đòn bay, đòn thứ 5 là đòn sáng tạo.

Thứ 4 là song đấu tự do, mỗi thí sinh mặc áo giáp, đội mũ và thi đấu luân phiên với nhau, đấu 3 hiệp, mỗi hiệp 1 phút và đánh theo luật Taekwondo.

Thứ 5 là phần thi thể lực, bao gồm 60 cái hít đất.

Thứ 6 là phần thi công phá, tùy theo mỗi đẳng cấp mà số viên gạch phải đập vỡ là khác nhau (thi 1 đẳng đập 3 cục, thi 2 đẳng đập 4 cục, cứ thế mà tăng dần lên...hix...)
Taekwondo Panda
Taekwondo Panda

Tổng số bài gửi : 8
Join date : 16/10/2008
Age : 28
Đến từ : Nhà TDTT quận 4

http://www.fankennyho.blog.sohu.com/

Về Đầu Trang Go down

Taekwondo-Túc quyền đạo-Đài quyền đạo Empty Re: Taekwondo-Túc quyền đạo-Đài quyền đạo

Bài gửi  Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết